Các giai đoạn chính của nhạc cổ điển Nhạc_cổ_điển

Các tác phẩm âm nhạc cổ điển được phân chia theo các giai đoạn chính sau:

  • Trung cổ: thông thường được coi là giai đoạn trước 1450. Giai đoạn này đặc trưng bởi đơn âm với các ca khúc thế tục.
  • Phục hưng: khoảng từ 1450-1600, đặc trưng bởi sử dụng nhiều sự phối dàn nhạc và nhiều loại giai điệu.
  • Baroque: khoảng 1600-1750, đặc trưng bởi việc dùng đối âm việc phổ biến của nhạc phím và nhạc dàn.
  • Cổ điển: khoảng 1730-1820, là một giai đoạn quan trọng đã đặt ra nhiều chuẩn biên soạn, trình bày cũng như phong cách.
  • Lãng mạn, 1815-1910: là một giai đoạn mà âm nhạc đã vào sâu hơn đời sống văn hoá và nhiều cơ quan giảng dạy, trình diễn và bảo tồn các tác phẩm âm nhạc đã ra đời.
  • Thế kỷ 20: thường dùng để chỉ các thể loại nhạc khác nhau theo phong cách hậu lãng mạn cho đến năm 2000, bao gồm Hậu Lãng Mạn, Hiện đại và Hậu Hiện đại.
  • Âm nhạc đương đại: thuật ngữ thường được dùng để gọi âm nhạc tính từ đầu thế kỷ XXI.
  • Tiếp đầu ngữ tân thường được dùng để chỉ âm nhạc thế kỷ XX hay đương đại được soạn theo phong cách của các giai đoạn trước đây, như cổ điển, lãng mạn, v.v. Ví dụ như tác phẩm Classical Symphony của Prokofiev được coi là một tác phẩm "Tân Cổ Điển".

Việc chia các thời kỳ âm nhạc phương Tây ở một mức độ nào đó là không hoàn toàn chặt chẽ, các giai đoạn thể gối lên nhau. Ngoài ra mỗi giai đoạn lại có thể được chia nhỏ theo thời gian hoặc phong cách.

Biểu đồ dưới đây liệt kê các nhà soạn nhạc cổ điển nổi tiếng nhất theo các thời kỳ. Xem danh sách đầy đủ hơn tại Biểu đồ niên đại các nhà soạn nhạc cổ điển.